Ngăn ngừa “ma men” lái xe nhờ thiết bị đo nồng độ cồn trong hơi thở

  • Blog
  • Ngăn ngừa “ma men” lái xe nhờ thiết bị đo nồng độ cồn trong hơi thở
Ngăn ngừa “ma men” lái xe nhờ thiết bị đo nồng độ cồn trong hơi thở

[ad_1]

1.063 người chết vì TNGT do vi phạm nồng độ cồn trong 4 năm

Sáng 29/11, tại Hà Nội, Học viện Cảnh sát nhân dân đã phối hợp với Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA và Công ty Tokai Denshi tổ chức cuộc họp bàn tròn “Ngăn ngừa lái xe khi có nồng độ cồn qua hơi thở”.

Ngăn ngừa

Đại diện Viện Khoa học Cảnh sát, Học viện Cảnh sát nhân dân phát biểu tại cuộc họp

Đại diện Viện khoa học Cảnh sát, Học viện Cảnh sát nhân dân cho biết, TNGT đường bộ đã trở thành vấn đề nhức nhối toàn cầu, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm TNGT đường bộ đã cướp đi sinh mạng của 1,35 triệu người gây thiệt hại kinh tế ước tính hàng tỷ đô la Mỹ.

Ở Việt Nam, theo thống kê của Uỷ ban ATGT Quốc gia hàng năm vẫn xảy ra cả chục nghìn vụ TNGT đường bộ làm hàng nghìn người chết (năm 2021, xảy ra 11.364 vụ làm chết 5.699 người). Gánh nặng về kinh tế, tinh thần cho gia đình, cộng đồng, xã hội là vô cùng to lớn.

Đặc biệt vấn đề lạm dụng đồ uống có cồn, điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định vẫn diễn ra phổ biến, là nguyên nhân gây ra các vụ TNGT làm nhức nhối trong dư luận xã hội.

Trước thực trạng này, việc nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp phòng ngừa người điều khiển phương tiện sử dụng đồ uống có cồn tham gia giao thông là hết sức cần thiết.

Dẫn số liệu từ năm 2018 đến tháng 6/2022, tại Việt Nam xảy ra 67.766 vụ TNGT đường bộ làm 31.215 người chết, 51.105 người bị thương, Thiếu tá Nguyễn Khánh Ly, Viện Khoa học cảnh sát, Học viện CSND cho biết thêm: Số vụ TNGT đường bộ do vi phạm nồng độ cồn chiềm từ 3,2 – 5% tổng số vụ TNGT xảy ra, tức xảy ra 1.683 vụ làm chết 1.063 người và làm 1.302 người bị thương. Tuy nhiên, thực tế, nhiều chuyên gia ước tính số vụ TNGT do vi phạm nồng độ cồn chiếm tới 40%.

Mặc dù số vụ TNGT do vi phạm nồng độ cồn có chiều hướng giảm trong giai đoạn từ năm 2018 đến tháng 6/2022, tuy nhiên số vụ TNGT có tính chất nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng còn khá cao (695 vụ, chiếm 41,2%).

Điển hình như vụ TNGT xe Fortuner đâm vào xe khách 16 chỗ làm 3 người chết, 16 người bị thương ngày 13/2/2019, cả hai lái xe đều có nồng độ cồn trong máu rất cao. Hay vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng ngày 2/6/2022 tại Bắc Giang làm 3 người trong một gia đình tử vong, lái xe Nguyễn Đức Thịnh có nồng độ cồn là 0,604mg/l khí thở.

Về tỷ lệ phương tiện trong các vụ TNGT do vi phạm nồng độ cồn, thống kê cho thấy, mô tô, xe máy là phương tiện vi phạm chủ yếu (chiếm 65%), ô tô chiếm 33% (trong đó, ô tô tải và ô tô con chiếm tỉ lệ chủ yếu từ 14,8 – 15%), ô tô khách tỉ lệ ít hơn nhưng khi xảy ra TNGT để lại hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Nhiều biện pháp ngăn ngừa lái xe vi phạm nồng độ cồn đã được triển khai, thực hiện như: Quy định pháp luật về hình thức xử phạt nếu vi phạm (Hình sự, Dân sự, Hành chính, Cơ quan đoàn thể và Bảo hiểm); Truyền thông giáo dục; Cưỡng chế vi phạm và điều tra xử lý TNGT do vi phạm nồng độ cồn của lực lượng CSGT (từ 19/6/2020, mọi trường hợp là nạn nhân các vụ TNGT đường bộ đều phải được lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn, các chất kích thích khác mà pháp luật cấm) và biện pháp áp dụng công nghệ, dịch vụ thông qua phần mềm cảnh báo nồng độ cồn trên điện thoại thông minh.

Tuy nhiên, thực trạng tài xế vi phạm nồng độ cồn và gây ra TNGT vẫn diễn ra, do đó, rất cần có thêm các đề xuất, kiến nghị để ngăn ngừa tình trạng này.

Ngăn ngừa

Ông Nguyễn Thủy, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty vận tải Hà Nội Transerco thảo luận tại cuộc họp

Ngăn tài xế sử dụng rượu bia chở khách nhờ thiết bị đo nồng độ cồn

Ông Nguyễn Thủy, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty vận tải Hà Nội Transerco cho biết, từ tháng 6/2019, Tổng công ty vận tải Hà Nội đã triển khai lắp đặt thiết bị đo nồng độ cồn tại các đơn vị buýt BRT. Từ tháng 6/2022 đến nay đã nhân rộng ra các hoạt động buýt khác với nhiều đơn vị khác như: Cầu Bươu, 10.10, Hà Nội, Tân Đạt, Xe khách Nam, Tổng công ty (thực hiện tổng hợp dữ liệu) nhằm thực hiện đo nồng độ cồn cho các lái xe đầu ca làm việc.

Song song với đó, triển khai đào tạo kiến thức cơ bản về nồng độ cồn, tác hại và cách phòng tránh cũng như mức độ nguy hiểm của việc lái xe sau khi uống rượu bia đối với các nhân viên của Tổng công ty.

Ông Thuỷ cho biết, trong tháng 10/2022, Transeco đã thực hiện 12.875 lượt đo nồng độ cồn cho các tài xế, trong đó phát hiện 51 trường hợp có nồng độ cồn (ghi nhận trong lần đầu tiên) chiếm 0,4%, thấp hơn nhiều so với những ngày đầu triển khai.

Theo ông Thuỷ, việc triển khai đo nồng độ cồn đầu ca trước khi ra tuyến không chỉ ngăn ngừa các trường hợp lái xe buýt có nồng độ cồn khi tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu va chạm, tai nạn giao thông mà còn nâng cao ý thức của toàn bộ đội ngũ CNLX và người lao động tại Transerco trong việc không sử dụng rượu bia trước và trong khi lái xe.

Với những trường hợp lái xe đo nồng độ cồn phát hiện sử dụng rượu bia sẽ được giữ lại và thay thế bằng tài xế khác để bắt đầu hành trình tuyến buýt mà không ảnh hưởng đến lịch xe chạy theo quy định. Riêng tài xế có nồng độ cồn sẽ được tiếp tục đo kiểm tra lại sau 30 phút, 1 tiếng, 2 tiếng, nếu không còn chỉ số sẽ tiếp tục được làm việc, còn không sẽ phải nghỉ ngày làm việc đó và không được hưởng lương trong ngày.

Trong 1 tháng nếu tài xế có 3 lần đo phát hiện hơi thở có nồng độ cồn sẽ được tham gia lớp đào tạo kiến thức cơ bản về nồng độ cồn do Tổng Công ty tổ chức, kéo dài từ 10-15 ngày, với những ngày này, tài xế cũng không được hưởng lương do không làm việc.

Nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt đã giúp nâng cao ý thức của đội ngũ tài xế, đảm bảo ATGT trong quá trình vận hành xe buýt trên đường cho không chỉ tài xế mà còn cho hành khách và người tham gia giao thông.

Thượng tá Phạm Việt Công, Phó Chánh VP Uỷ ban ATGT Quốc gia đánh giá cao việc triển khai thí điểm đo nồng độ cồn trước ca làm việc của tài xế tại Transeco và mong rằng JICA cùng các cơ quan đơn vị khác có thêm hỗ trợ để có thể thí điểm thêm trên 1 số doanh nghiệp khác, tạo sự lan toả, góp phần ngăn ngừa TNGT, đảm bảo TTATGT, hướng tới thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có mục tiêu năm 2045, Việt Nam sẽ không còn thương vong do TNGT.



[ad_2]
Theo ATGT.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *