Trong quá trình phát triển và đổi mới, dễ nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều biện pháp, chương trình và kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Để các bạn học sinh, sinh viên nắm rõ hơn về luật giao thông thì trong trường học nên có những buổi tuyên truyền về an toàn giao thông.
Tại sao công tác tuyên truyền TTATGT lại quan trọng như vậy?
Như chúng ta biết, tuyên truyền là hành động truyền bá thông tin với mục đích đưa đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng có lợi hơn. Mục tiêu của tuyên truyền không dừng lại ở mức thay đổi suy nghĩ, thái độ của quần chúng, mà cần phải tạo lên hành động trong quần chúng. Từ bản chất đó, công tác phổ biến pháp luật TTATGT và tuyên truyền cần phải thúc đẩy được các nhận thức đúng đắn, tạo ra tư duy tích cực, chủ động nhằm giúp cho việc hành động đúng pháp luật và đảm bảo TTATGT, tạo nên xã hội an toàn và văn minh cho mọi người khi tham gia giao thông.
Nhìn từ thực tế xã hội hiện nay, thì công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật TTATGT còn nhiều mặt hạn chế. Ý thức người dân khi tham gia giao thông chưa thực sự tự giác chấp hành pháp luật, một bộ phận không nhỏ còn chưa nhận thức được đầy đủ về các quy định luật giao thông. Do đó tình hình TTATGT ngày càng diễn biến phức tạp hơn, đồng thời tai nạn giao thông xảy ra vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Mỗi năm tại Việt Nam, trung bình có tới 10.000 người chết vì tai nạn giao thông và với trên 20.000 vụ tai nạn, va chạm. Có nhiều vụ tai nạn giao thông để lại những hậu quả rất lớn về người và tài sản nói chung. Nhìn vào số liệu thống kê hàng năm có được ta thấy tai nạn giao thông đang để lại những hậu quả nặng nề cho con người.
Ỏ Việt Nam thì một trong những tâm lý của người tham gia giao thông là khi ra đường mặc dù không vội nhưng vẫn cố đi nhanh, và những thói quen tuỳ tiện, bất chấp các luật đã quy định của pháp luật như: Phóng nhanh, vượt ẩu, đi bên trái đường; không tuân thủ đi theo làn đường quy định, vạch chỉ dẫn, các biển báo giao thông, đèn tín hiệu… thậm chí còn không tuân thủ sự hướng dẫn của người điều khiển giao thông. Tình trạng vi phạm các quy định về luật giao thông diễn ra khá phổ biến ở đại bộ phận người đi bộ, người điều khiển phương tiện mô tô và ô tô… ở tại bất cứ đâu và bất kỳ đối tượng nào: trẻ em, người lớn, người già, sinh viên, học sinh, công chức nhà nước… khu vực nông thôn cũng như thành thị. Trên đường thủy thậm chí còn tồn tại tình trạng “5 không” đó là: phương tiện không đăng ký, không qua đăng kiểm, không đảm bảo đầy đủ an toàn kỹ thuật, người điều khiển thì không bằng, không có chứng chỉ chuyên môn… Tứ các thực trạng đó, có thể nói rằng hiện nay sự hiểu biết pháp luật giao thông của đại bộ phận còn nhiều mặt hạn chế, nhiều lúc, nhiều nơi thậm chí còn có hiện tượng thiếu văn hóa khi tham gia giao thông, có thể bất chấp cả tính mạng, sức khỏe của chính bản thân mình và những người xung quanh họ.
Để giải quyết được tận gốc của vấn đề, cần nhiều giải pháp được triển khai đồng bộ. Song trước tiên, về mặt chủ quan thì việc làm cần thiết phải thay đổi được nhận thức, tâm lý và hành vi của người tham gia giao thông. Đó là một trong những ảnh hưởng tích cực của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật TTATGT.
Tuyên truyền, giáo dục An toàn giao thông thông qua các cuộc thi dành cho học sinh, sinh viên
Trong nhiều năm trở lại đây thì các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể đã triển khai những biện pháp tuyên truyền hữu hiệu, trong đó có tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Có thể nói rằng, chưa bao giờ các cuộc thi về an toàn giao thông lại phát triển mạnh mẽ như hiện nay, từ những cuộc thi mang tính chất đơn lẻ cho đến cuộc thi mang tầm quốc gia như: “giao thông thông minh” tổ chức trên mạng Internet; “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” dành cho học sinh cấp tiểu học; “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp trung học phổ thông; cuộc thi “Sinh viên thi tìm hiểu luật giao thông đường bộ và lái xe an toàn” dành cho sinh viên trên toàn quốc; bên cạnh đó các cuộc giao lưu, tìm hiểu kiến thức và đổi mới phương pháp giảng dạy về an toàn giao thông dành cho giáo viên các cấp …
Đỗi với mỗi cuộc thi đều thu hút được đông đảo số lượng người tham gia, đã tạo được hiệu ứng tích cực tới mọi đối tượng trong xã hội. Đặc biệt đối với phần thi và các tiết học mẫu dành cho học sinh, sinh viên về các chủ đề: Giới thiệu biển báo hiệu giao thông, nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, phương pháp ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy, lựa chọn đường đi an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông… Trong đó các thầy, cô giáo đã giới thiệu những phương pháp và cách thức đa dạng trong truyền tải nội dung về tuyên truyền an toàn giao thông kèm theo những quy định của pháp luật quy định về TTATGT thông qua việc chuyển thể nội dung của bài giảng thành các vở kịch rồi để học sinh đóng vai hay việc học sinh làm chủ trong việc tìm hiểu kiến thức, có cơ hội được thực hành với các trang thiết bị thực tế, tổ chức các cuộc thi vẽ tranh về an toàn giao thông, hoạt cảnh, tiểu phẩm, múa, hát về chủ đề an toàn giao thông cho học sinh dễ nhớ và dễ hiểu.
Mỗi cuộc thi như là sân chơi lành mạnh và bổ ích cho học sinh, sinh viên. Đó cũng là cơ hội giao lưu cho học sinh và các thầy, cô giáo cùng nhau chia sẻ những phương pháp giáo dục hiệu quả hơn, với những kiến thức về an toàn giao thông, văn hóa tham gia giao thông và cả các kỹ năng cần thiết khi tham gia giao thông.
Ngày nay, để nền văn hóa giao thông có ý thức cao và ổn định, bền vững hơn, cùng với việc làm cương quyết, mạnh mẽ trong tuyên truyền giao thông, xử lý những hành vi vi phạm. Hơn bao giờ hết lúc này cần sự tập trung quyết liệt vào việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật TTATGT đối với thế hệ trẻ.