Nghiên cứu, bổ sung quy định xử phạt chủ phương tiện để tài xế gây TNGT

  • Blog
  • Nghiên cứu, bổ sung quy định xử phạt chủ phương tiện để tài xế gây TNGT
Nghiên cứu, bổ sung quy định xử phạt chủ phương tiện để tài xế gây TNGT

[ad_1]

Nghiên cứu, bổ sung quy định xử phạt chủ phương tiện để tài xế gây TNGT 1
Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2019/NĐ-CP theo hướng bổ sung quy định xử phạt đối với chủ phương tiện và người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải có lỗi để người điều khiển phương tiện gây TNGT nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.​​​​​​

Tăng cường tuyên truyền ATGT, xử lý nghiêm vi phạm chất lượng MBH

Để khắc phục ngay các tồn tại của 9 tháng đầu năm và thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT quý IV/2020, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện Kế hoạch Năm ATGT 2020 với chủ đề “Đã uống rượu bia, không lái xe”, các chỉ đạo của Thủ tướng và Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, đồng thời tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, Ủy ban ATGT Quốc gia kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Kế hoạch năm ATGT năm 2020, các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông; phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công thương tham mưu để Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với hành vi làm giả, vi phạm về chất lượng trong sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.

Các bộ, ngành, đoàn thể là thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia, các tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật trật tự ATGT, đặc biệt là tuyên truyền đến tận cơ sở, phường, xã, thị trấn, tổ dân phố và tập trung vào chủ đề “Đã uống rượu bia, không lái xe”.

Bổ sung quy định xử phạt chủ phương tiện để tài xế gây TNGT

Thủ tướng giao Bộ GTVT tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chính sách bảo đảm trật tự ATGT, trọng tâm là hoàn thiện Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Đề án “Chiến lược Quốc gia về bảo đảm trật tự ATGT đường bộ giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050” bảo đảm tiến độ, chất lượng; nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2019/NĐ-CP theo hướng bổ sung quy định xử phạt đối với chủ phương tiện và người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải có lỗi để người điều khiển phương tiện gây TNGT nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nắm sát tình hình, kịp thời chỉ đạo và tham mưu để Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp tháo gỡ, khắc phục khó khăn, phục hồi tăng trưởng trở lại trong hoạt động kinh doanh đồng thời đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19, bảo đảm chất lượng và ATGT đối với các đơn vị kinh doanh vận tải.

Đẩy nhanh tiến độ và kiểm soát chặt chất lượng thi công các dự án đầu tư, xây dựng công trình giao thông, nhất là các dự án trọng điểm ngành GTVT; đồng bộ triển khai các dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, Đường cất hạ cánh và đường lăn cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất, nỗ lực cao nhất để hoàn thành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông và khởi công dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong quý IV/2020.

Tiếp tục triển khai kế hoạch bảo trì, bảo đảm ATGT hệ thống công trình kết cấu hạ tầng giao thông, chủ động đánh giá, xác định và khắc phục ngay các điểm đen TNGT mới phát sinh cũng như các điểm tiềm ẩn TNGT; ưu tiên cao nhất nguồn lực để bảo đảm giao thông và khắc phục hư hỏng của kết cấu hạ tầng giao thông do mưa lũ gây ra.

Duy trì thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tập trung xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT; trọng tâm là dự án Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đồng thời xây dựng Báo cáo đánh giá tác động của những đề xuất mới, được dư luận xã hội quan tâm trong Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự ATGT.

Tiếp tục chỉ đạo lực lượng CSGT duy trì thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là vi phạm về ma tuý, nồng độ cồn, tốc độ, mũ bảo hiểm; cương quyết đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi đua xe trái phép; trấn áp hiệu quả các hành vi chống người thi hành công vụ trong bảo đảm trật tự ATGT.

Trong quá trình điều tra, giải quyết các vụ TNGT, ngoài việc xác định nguyên nhân trực tiếp gây TNGT, phải quan tâm xác minh làm rõ nguyên nhân sâu xa (hạ tầng giao thông và phương tiện giao thông không bảo đảm an toàn…), điều kiện dẫn đến TNGT và xác định lỗi của tập thể, cá nhân trong các vụ tai nạn để phục vụ công tác phòng ngừa và xử lý vụ tai nạn được chính xác, khách quan, đúng quy định của pháp luật.

UBND các tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Bình Phước cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trật tự ATGT tại địa bàn cơ sở, vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hoàn thiện bộ tài liệu ATGT dành cho thanh thiếu niên đồng bào dân tộc; tổ chức các đội hình lưu động đến cấp xã để đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô; tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm giao thông trên các tuyến đường huyện, đường xã; làm gờ giảm tốc, gắn biển cảnh báo nguy hiểm trên đường nông thôn tại nút giao với quốc lộ, đường tỉnh, huyện.

Chỉ đạo Sở GTVT tăng cường quản lý, giám sát hoạt động vận tải của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn; đối với các doanh nghiệp có nhiều vi phạm trong quản lý vận tải, quản lý lái xe gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự ATGT thì tùy từng mức độ vi phạm có các hình thức xử lý như: đình chỉ khai thác tuyến, đình chỉnh hoạt động có thời hạn, thu hồi phù hiệu – biển hiệu hoặc Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo danh sách cụ thể cho lực lượng Cảnh sát giao thông để phục vụ công tác kiểm soát và xử lý vi phạm.

UBND TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị trực thuộc Trung ương tăng cường thực hiện 5 nhóm giải pháp trước mắt để khắc phục ùn tắc giao thông; tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ xe buýt; hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trong khu vực, tuyến trọng điểm và trong giờ cao điểm; thiết lập lại và duy trì trật tự, kỷ cương đối với giao thông đô thị; xử lý nghiêm vi phạm trật tự đô thị, TTATGT.



[ad_2]
Theo ATGT.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *