Con mình không bảo vệ, chờ ai?

  • Blog
  • Con mình không bảo vệ, chờ ai?
Con mình không bảo vệ, chờ ai?

[ad_1]

Con mình không bảo vệ thì chờ ai?

Thời gian qua, Báo Giao thông liên tiếp đăng tải các bài viết liên quan đến việc đảm bảo ATGT cho trẻ em như: “Khoảng trống đội mũ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi”, “Sớm luật hoá quy định về thiết bị an toàn trên ô tô cho trẻ em”.

Các bài viết phản ánh việc do không có quy định xử phạt người lớn điều khiển xe máy chở trẻ em dưới 6 tuổi không đội mũ bảo hiểm, không có quy định bắt buộc phải có thiết bị an toàn trên ô tô cho trẻ em nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông.

Con mình không bảo vệ, chờ ai? 1

Nhiều phụ huynh vẫn chưa có ý thức đội mũ bảo hiểm cho con khi tham gia giao thông bằng xe máy

Từ thực tế các vụ TNGT liên quan đến trẻ ngồi sau xe máy thời gian qua, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu các cháu được đội mũ bảo hiểm (MBH), có lẽ không xảy ra hậu quả đáng tiếc như vậy.

“Tại sao lại không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em cơ chứ? Nhìn những ông bố, bà mẹ đèo con đi xe máy, tôi thấy buồn cười khi bố mẹ thì đội mũ, con thì không. Chả lẽ con họ lại không cần bảo vệ”, bạn đọc Thanh Tùng bày tỏ sau khi đọc thông tin bài báo.

Đồng tình với quan điểm này, bạn đọc Trần Huyền chia sẻ: Bản thân tôi, không phải khi nhà nước bắt buộc tôi mới đội MBH. Với con cái, tôi lại càng cẩn thận hơn. Khi chọn mua mũ cho con, bao giờ tôi cũng chọn cái tốt nhất, nhẹ nhất và phải đẹp nữa.

Trong khi đó, nhiều bạn đọc cũng nhấn mạnh ý thức của trẻ em được xây dựng từ ý thức và sự giáo dục của gia đình. “Tôi luôn giáo dục, nhắc nhở con cái phải đội mũ. Con gái tôi mới 3 tuổi nhưng cứ hễ lên xe máy là đội mũ, không cần mẹ nhắc. Khi đi đường, con còn thường xuyên thắc mắc người này, người kia sao không đội MBH?”, bạn đọc có nicknam kieuly bày tỏ.

Nhiều bạn đọc cũng dẫn chứng các nghiên cứu và cho rằng, việc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho trẻ từ 3 – 6 tuổi làm giảm nguy cơ chấn thương đầu và chấn thương sọ não tới gần 70% nếu không may xảy ra tai nạn.

“Ở Mỹ, không chỉ đi xe máy mà ngay cả đi xe đạp cũng phải đội MBH. Trẻ em ư? Làm gì có chuyện phân biệt trẻ em hay người lớn. Cứ lên xe là phải đội MBH, đi ô tô là phải cài dây an toàn. Điều đó đã trở thành ý thức, không cần phải nhắc nhở hay chế tài xử phạt gì cả. Thực ra, ngoài việc đội MBH khi đi xe máy, ý thức người đi đường của ta cũng kém lắm”, bạn đọc có nicknam linhjoo nhìn nhận.

Con mình không bảo vệ, chờ ai? 2

Nhiều bạn đọc cũng đồng tình cho rằng cần sớm luật hoá quy định thiết bị an toàn trên ô tô cho trẻ em để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông bằng ô tô

Về vấn đề cần sớm luật hoá quy định thiết bị an toàn (TBAT) trên ô tô cho trẻ em, nhiều bạn đọc cũng đồng tình cho rằng đây là quy định vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông bằng ô tô.

Chị Mai Anh (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi từng có thời gian đi du lịch châu Âu, ở đó từ lâu đã ban hành quy định bắt buộc phải sử dụng TBAT cho trẻ khi tham gia giao thông, tôi nghĩ trẻ em Việt Nam cũng cần được đảm bảo an toàn”.

Hay chị Hoàng Anh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng nhìn nhận: “Thực tế hiện nay đúng là nhiều bậc cha mẹ rất quan tâm đến việc cài dây an toàn cho mình nhưng lại chủ quan chưa sử dụng TBAT cho con mỗi khi tham gia giao thông bằng ô tô. Tôi sẽ nghiên cứu ngay TBAT an toàn trên ô tô phù hợp với con mình để trang bị cho con sử dụng khi đi xe”.

Đồng quan điểm, bạn đọc có nickname Minh Phuong chia sẻ: “Dự thảo sửa đổi Luật Giao thông đường bộ Việt Nam cũng đã có mục này, tôi hi vọng sẽ được thông qua. Nay mai có thể bắt buộc xe con phải có IsoFix trang bị an toàn ghế ngồi cho trẻ em. Ô tô đang trở thành phương tiện đi lại của nhiều gia đình nước ta, nhất là các gia đình trẻ mà”.

Bày tỏ quan điểm không chỉ bảo đảm an toàn cho trẻ, việc sử dụng ghế an toàn trên ô tô từ khi con còn nhỏ còn giúp trẻ hình thành ý thức giữ trật tự trên xe giúp chuyến đi vui vẻ, nhẹ nhàng hơn, bạn đọc Hybrid Theory tâm sự: “Ngay từ lúc mua ô tô, tôi và vợ đã chuẩn bị mua ghế trẻ em cho con. Giải thích cho con hiểu, cho con xem clip so sánh khi có ghế trẻ em và không có ghế trẻ em như thế nào. Hiểu được tầm quan trọng của ghế nên con cũng chịu ngồi. Thỉnh thoảng bé cũng than chật (do dây an tòan) nhưng 1 lát quen thì cũng quên. Nguời nhà tôi (cũng có ô tô) khi nghe chúng tôi định mua ghế ô tô ai cũng cười, nói làm màu. Giờ con họ ngồi trên xe không thắt dây, phá này phá kia, trèo qua các hàng ghế, bắt bà bắt mẹ ôm ấp trong lòng, la hét cả xe và tài xế không ai chịu nổi; còn con tôi thì ngồi yên ngắm cảnh, trò chuyện cùng ba mẹ, tôi lái cũng rất thoải mái vì vợ con đã ngồi an toàn phía sau”.

Con mình không bảo vệ, chờ ai? 3

Xe đưa đón học sinh tại nước ta còn tồn tại nhiều bất cập

Ngăn những hệ luỵ từ xe không đảm bảo an toàn chở học sinh

Sau khi đọc thông tin bài viết: “Sửa Luật để trẻ đến trường an toàn” của Báo Giao thông phản ánh về việc xe đưa đón học sinh mất an toàn đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, cần thiết phải ban hành quy định để quản chặt loại hình vận tải này, nhiều bạn đọc đã dẫn chứng lại nhiều vụ việc đau lòng xảy ra do xe đưa đón học sinh thời gian qua như: để quên trẻ trên ô tô dẫn đến tử vong, làm rơi học sinh trên đường đưa/đón,…Từ đó, bày tỏ quan điểm đồng tình và cho rằng cần triển khai sớm để ngăn những tai nạn tương tự xảy ra.

Bạn đọc có nickname hoangha chia sẻ: Chắc chỉ có ở Việt Nam, xe hết hạn sử dụng lại chở học sinh mầm non của đất nước, rẻ hay gần nhà cũng chỉ là ngụy biện. Hết hạn có nghĩa là hết an toàn, chở học sinh là đưa các em vào nguy hiểm mỗi ngày với số người còn nhiều hơn cho phép nữa, phải hành động trước khi tai nạn xảy ra.

Bạn đọc Lê Sơn thì mong muốn cần thêm nhiều biện pháp thắt chặt công tác quản lý xe đưa đón học sinh để phụ huynh có thể yên tâm như: có những quy định, thiết kế riêng đối với loại hình phương tiện này, hay lái xe cũng cần có chứng chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ vận chuyển học sinh…

Trong khi đó, nhiều bạn đọc cũng dẫn chứng xe đưa đón học sinh tại nhiều nước phát triển trên thế giới được quản lý chặt chẽ và cho rằng Việt Nam cần tham khảo để tăng cường đảm bảo ATGT cho học sinh đến trường.

“Ở Mỹ, school bus là xe ưu tiên, khi nó dừng cho học sinh xuống là mọi phương tiện lưu thông ở gần điều dừng lại”, bạn đọc Vothanhtuan chia sẻ.

Đồng quan điểm, bạn đọc hoangnam cho biết: School bus ở Mỹ thường có 2 cỡ. Khi school bus dừng cho học sinh lên, xuống, hai bảng STOP ở hai bên sẽ bung mở ra, lúc đó cả hai chiều xe đều phải dừng lại để nhường cho học sinh băng qua đường dù có học sinh băng qua đường hay không. Khi nào hai bảng STOP đó xếp lại vào thân xe, thì xe cộ mới được lưu thông trở lại”.

Hay bạn đọc tên Hằng bày tỏ: “Bạn mình làm người đưa đón học sinh tiểu học ở Úc, khi đón, trả trẻ, tài xế và nhân viên đều ký tên, nên việc bỏ quên là không bao giờ xảy ra”.



[ad_2]
Theo ATGT.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *