Cầu Bắc Luân II mở thêm “cánh cửa” giao thương

  • Blog
  • Cầu Bắc Luân II mở thêm “cánh cửa” giao thương
Cầu Bắc Luân II mở thêm “cánh cửa” giao thương

[ad_1]

Các phương tiện chuẩn bị làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam tại cầu Bắc Luân II

Trên cơ sở biên bản hội đàm giữa UBND TP Móng Cái (Việt Nam) và chính quyền nhân dân TP Đông Hưng (Trung Quốc) về việc thông quan chính thức cửa khẩu cầu Bắc Luân II ký ngày 9/6/2020, TP Móng Cái đã báo cáo tỉnh và Trung ương phê duyệt thông quan chính thức Lối thông quan thứ 2 cặp Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái (Việt Nam) – Đông Hưng (Trung Quốc) và kéo dài thời gian thông quan các ngày trong tuần, kể cả các ngày lễ, thứ 7, chủ nhật.

Để Lối thông quan thứ 2 cặp Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái (Việt Nam) – Đông Hưng (Trung Quốc) được đưa vào hoạt động, phải nói đến vai trò của cầu Bắc Luân II. Ông Lê Văn Ánh, Bí thư Thành uỷ Móng Cái chia sẻ: Việc đưa cầu Bắc Luân II vào hoạt động đã mở ra bước phát triển mới cho kinh tế biên mậu Quảng Ninh (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc). Tính đến 31/12/2019, đã có 612 doanh nghiệp thường xuyên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cầu Bắc Luân II với lưu lượng phương tiện vận tải hàng hóa trung bình từ 100-150 lượt/ngày.

Cầu Bắc Luân II bắc qua sông biên giới Việt – Trung

Sau gần 1 năm thực hiện thông quan tạm thời đã có hơn 60.300 lượt phương tiện xuất nhập cảnh qua cầu Bắc Luân II với tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 325.720.267 USD, trong đó nhập khẩu là 257.629.234 USD. Trong 9 tháng năm 2020, mặc dù chịu sự tác động mạnh mẽ của dịch Covid – 19, nhưng tổng số phương tiện xuất nhập cảnh qua cầu là 29.083 chiếc, trong đó xe của doanh nghiệp Việt Nam xuất cảnh là 10.748 chiếc; tổng hàng hoá lưu thông 2 chiều là 551.785 tấn, trong đó nhập khẩu là 87.880 tấn…

“Qua đó có thể khẳng định, cùng với cầu Bắc Luân 1, cầu Bắc Luân 2 đã và đang tạo ra sự kết nối cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam) và cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc). Đây cũng là cửa ngõ lớn trong việc tăng cường giao thương giữa Việt Nam – Trung Quốc và là cửa ngõ nối ASEAN với Trung Quốc”, ông Ánh nhìn nhận.

Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ ở cầu Bắc Luân II làm thủ tục cho tài xế nhập cảnh phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid – 19

Bà Phạm Thị Hoa Hiên, Giám đốc Công ty Cổ phần XNK quốc tế Tân Đại Dương – doanh nghiệp làm kho bãi chính phục vụ xuất nhập khẩu hàng hoá chính ở cầu Bắc Luân II cho biết: Hiện nay, khu vực tập kết, kiểm nghiệm hàng hoá của danh nghiệp đã được hoàn thiện trên diện tích 29.692,6m2 kho, bãi có sức chứa khoảng 500 xe một lúc và đảm bảo trang thiết bị bốc xếp hàng hóa cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhanh chóng, thuận tiện.

Công tác cải cách thủ tục hành chính, xúc tiến thương mại nhằm thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá tập trung về khu vực cầu Bắc Luân II được cơ quan chức năng TP Móng Cái đẩy mạnh. TP Móng Cái (Việt Nam) đã thường xuyên phối hợp với TP Đông Hưng (Trung Quốc) tích cực kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc qua việc tổ chức các hội nghị kết nối doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đã, đang hoạt động xuất nhập khẩu qua cầu Bắc Luân II và những doanh nghiệp mới, đặc biệt là các doanh nghiệp, tập đoàn có quy mô toàn cầu…

Một cán bộ của Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, cho biết: Hiện nay, nhân lực, phương tiện, thiết bị phục vụ giám sát, kiểm tra người, phương tiện xuất nhập khẩu hàng hoá qua cầu Bắc Luân II đã được bố trí, trang bị đầy đủ, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp.

Cầu Bắc Luân II chính thức đi vào hoạt động và thông quan tạm thời từ 19/3/2019. Cầu được xây dựng vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép, bề rộng 27,7m, chiều dài 618m. Trong đó, phần cầu phía Việt Nam được giao cho Sở GTVT Quảng Ninh quản lý và điều hành thi công dài 154,4m, với tổng mức đầu tư trên 336 tỷ đồng. Đây là cây cầu có kết cấu dạng vòm lớn nhất Việt Nam ở thời điểm thi công với khối lượng vật liệu là 1 trụ móng vòm cầu chính, 1 trụ cầu dẫn và một mố, sử dụng 25.000m3 bê tông, 2.600 tấn sắt, thép các loại.

Hạng mục đường dẫn cầu dài 3,5km được đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước do Sở GTVT làm chủ đầu tư (800m) và nguồn vốn do Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Phát triển An Đắc thực hiện theo hình thức BT (2,7km). Dự án đường dẫn cầu Bắc Luân II có quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật đường cao tốc với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, vận tốc thiết kế 80 km/h đã được hoàn thành 30/6/2017.

Hiện, cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng hoàn thành khu nhà hành chính liên ngành và công trình phụ trợ của Trạm Kiểm soát liên ngành cầu Bắc Luân II, dự kiến sẽ bàn giao cho lực lượng chức năng để đưa vào sử dụng trong tháng 9 này.



[ad_2]
Theo ATGT.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *