• 2750 Quadra Street Victoria, Canada
  • Emergency Helpline: +44 587 154756

Sửa luật để trẻ đến trường an toàn

  • Blog
  • Sửa luật để trẻ đến trường an toàn
Shape Image One
Shape Image One
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
Sửa luật để trẻ đến trường an toàn
  • admin
  • Tháng Tư 25, 2023
  • Không có phản hồi

Xe tự chế rao bán công khai

Ghi nhận của PV Báo Giao thông tại nhiều địa phương như Thái Bình, Hải Phòng… thời gian qua cho thấy, tình trạng người dân sử dụng xe ba bánh tự chế đưa đón học sinh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATGT còn khá phổ biến.

Những xe này được độ từ chiếc xe máy, loại bỏ bớt các loại phụ kiện, có tay ga, phanh tay, gương chiếu hậu, bàn đạp. Phía sau xe được thiết kế dạng thùng với 3 hàng ghế ngồi dành cho học sinh, quây kín bằng các khung sắt bên hông và có mái che sơ sài.

Sửa luật để trẻ đến trường an toàn 1

Hoạt động đưa đón học sinh bằng ô tô còn tồn tại nhiều bất cập do lỗ hổng quản lý. Ảnh: Tạ Hải

Dù lo ngại mất ATGT, chị Trần Thị H. (trú tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) chia sẻ, do công việc quá bận, vợ chồng chị đành chi 300 nghìn đồng để sử dụng dịch vụ này đưa con đi học. Chị H. cho biết, những chiếc xe tự chế đã xuất hiện ở đây từ 7 – 8 năm nay.

Không khó để tìm mua một chiếc xe tự chế chở học sinh như trên, chỉ cần gõ tìm kiếm trên Google, ngay lập tức sẽ xuất hiện hàng chục trang web công khai quảng cáo, bán nhiều mẫu mã và giá tiền khác nhau, dao động từ 25 – 50 triệu đồng/xe.

Gọi đến số hotline của một cơ sở sản xuất xe tự chế ở huyện Xuân Trường (tỉnh Nam Định), PV được chủ cơ sở này quảng cáo, xe chở học sinh khoảng 15 chỗ ngồi tại đây có 2 loại động cơ 125cc và 175cc với giá bán lần lượt là 43 và 46 triệu đồng. Khi PV hỏi xe có giấy tờ gì không, người này thú nhận: “Xe tự chế hiện không đăng ký được, chỉ có giấy xuất xưởng của cơ sở”.

Lãnh đạo Phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm VN cho biết, những chiếc xe tự chế đưa đón học sinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATGT. Do đó, lực lượng chức năng cần kiên quyết xử lý, thu giữ để ngăn chặn các xe này tham gia giao thông.

Ô tô đưa đón học sinh lộ nhiều bất cập

Bên cạnh xe tự chế, trong tháng 3/2023, lực lượng chức năng toàn quốc ra quân cũng phát hiện, xử lý nhiều xe ô tô chở học sinh cũ nát, quá hạn đăng kiểm, không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Xe đưa đón học sinh tại các nước phát triển là loại xe chuyên biệt với các thiết bị bảo vệ trẻ em, học sinh trên xe. Các xe này thường có những đặc điểm nhận diện và trang thiết bị an toàn bổ sung như dây an toàn 3 điểm, đèn cảnh báo xin ưu tiên khi dừng đón, trả học sinh, hệ thống GPS xác định vị trí và cung cấp thời gian thực của phương tiện. Khi xe buýt dừng đón, trả học sinh, phương tiện này được ưu tiên so với các loại phương tiện khác.

Quy định trong dự thảo Luật GTĐB là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển dịch vụ vận tải mới chuyên biệt để phục vụ đưa đón học sinh.

TS. Nguyễn Minh Hiếu, Trường Đại học GTVT Hà Nội


TS. Nguyễn Minh Hiếu, Trường Đại học GTVT Hà Nội cho biết, xe đưa đón học sinh hiện nay được coi như 1 loại xe dịch vụ hoạt động trên cơ sở hợp đồng vận tải ký giữa nhà trường và doanh nghiệp vận tải. Các phương tiện được sử dụng là xe chở khách thông thường, không phải xe buýt chuyên dụng chở học sinh (school bus) như ở nước ngoài.

Đáng ngại, một số doanh nghiệp còn đưa xe từng được sử dụng chở khách du lịch và tuyến cố định liên tỉnh nhưng đã cũ nát để chở học sinh.

Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhìn nhận, hiện nay, các xe đưa đón học sinh chủ yếu là xe hợp đồng, do tư nhân quản lý, chạy tự do. Hệ quả là đã xảy ra nhiều vụ việc đau lòng như học sinh văng khỏi xe tử vong ở Sơn La, Đắk Lắk hay “bỏ quên” học sinh trên xe khiến bé 6 tuổi tử vong ở Hà Nội.

Sửa luật, siết chặt quản lý

Thượng tá Phạm Việt Công, Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, theo xu thế phát triển của xã hội, thời gian tới, nhu cầu sử dụng dịch vụ xe đưa, đón học sinh sẽ ngày càng nở rộ. Do đó, cần thiết phải có những quy định cụ thể để quản lý về an toàn, chất lượng phương tiện, người lái với những đặc thù riêng.

Ông Đỗ Công Thủy, Phó phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Cục Đường bộ VN cho hay, dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đã quy định chặt chẽ về phương tiện và người lái như: Xe ô tô đưa đón học sinh phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, có niên hạn sử dụng không quá 15 năm, có thiết bị đèn cảnh báo và đăng ký màu sơn riêng để nhận diện.

Việc quy định rõ trách nhiệm của cơ sở giáo dục, lái xe và người giám sát sẽ góp phần bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh.

Tuy nhiên, những phương tiện này chỉ được phục vụ học sinh, không được tham gia kinh doanh vận tải nào khác. Khi các xe hoạt động có luồng tuyến rõ ràng, cơ quan quản lý, lực lượng chức năng dễ dàng giám sát vi phạm.

Thượng tá Phạm Việt Công, Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia


Lái xe ô tô đưa, đón học sinh phải có 2 năm kinh nghiệm lái xe kinh doanh vận tải hành khách. Xe đưa đón học sinh tiểu học hoặc mầm non phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc phải sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp.

Đặc biệt, cơ sở giáo dục, đào tạo phải xây dựng, tập huấn cho cho lái xe và người quản lý học sinh nắm vững và thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn khi đưa, đón học sinh; chịu trách nhiệm về việc đón, trả học sinh của đơn vị.

Trước khi tổ chức thực hiện, cơ sở giáo dục đào tạo tổ chức hoạt động đưa đón học sinh phải thông báo đến cơ quan cấp giấy phép các nội dung gồm: Hành trình đưa đón, các điểm dừng đón, trả học sinh; danh sách phương tiện, danh sách lái xe kèm theo; hình ảnh của phương tiện và màu sơn đặc trưng.

Khi đưa đón học sinh tiểu học và mầm non, mỗi xe ô tô phải bố trí tối thiểu 1 người quản lý để hướng dẫn, giám sát trong suốt chuyến đi.

Riêng trường hợp sử dụng xe ô tô có sức chứa trên 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe), để đưa đón học sinh mầm non (từ 3 – 6 tuổi), mỗi xe phải bố trí tối thiểu 2 người quản lý; với học sinh mầm non dưới 3 tuổi, mỗi học sinh phải bố trí 1 người quản lý.

Đánh giá về những quy định nói trên, TS. Hiếu cho rằng đây là những điểm mới hết sức cần thiết, có thể coi là bước đột phá trong xây dựng hệ thống xe buýt trường học ở Việt Nam. “Cũng nên có cơ chế hỗ trợ đặc thù, thậm chí trợ giá, ít nhất ở các thành phố trực thuộc Trung ương đối với các đơn vị vận tải để khuyến khích họ. Ngoài ra, cần có lộ trình thực hiện rõ ràng, có thể xem xét thí điểm để điều chỉnh hợp lý”, ông Hiếu góp ý.

Trong khi đó, luật sư HoàngTùng cho biết, các quy định trong dự thảo đều phù hợp với yêu cầu thực tế và có tính khả thi cao. Khi đáp ứng được các điều kiện đưa ra, việc quản lý xe đưa đón học sinh cũng dễ dàng và đảm bảo an toàn hơn.




Theo ATGT.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *