Nỗi đau người ở lại vụ máy bay rơi ở Quảng Ninh

  • Blog
  • Nỗi đau người ở lại vụ máy bay rơi ở Quảng Ninh
Nỗi đau người ở lại vụ máy bay rơi ở Quảng Ninh

[ad_1]

Đến tối muộn 6/4, tại khu vực hòn Nét, vùng biển giáp ranh giữa Hải Phòng và Quảng Ninh, lực lượng người nhái vẫn nỗ lực tìm thi thể nạn nhân cuối cùng (được xác định không còn nguyên vẹn) vụ máy bay rơi.

Nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ tai nạn thương tâm này.

Lời nói đùa định mệnh

Nỗi đau người ở lại vụ máy bay rơi ở Quảng Ninh 1

Bà Hồ Thị Phương, chị ruột ông Lực bàng hoàng kể lại chuyện gia đình em trai gặp nạn

Theo ghi nhận, dù trời tối song lực lượng cứu hộ vẫn chạy đua với thời gian và nỗ lực tìm kiếm. 15 người nhái đang thay phiên nhau mò tìm thi thể nạn nhân và các mảnh vỡ còn lại của máy bay.

Ngày 5/4, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Công điện số 221/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tai nạn máy bay trực thăng Bell-505 (số hiệu VN-8650) của Công ty Trực thăng Miền Bắc, Binh đoàn 18 tại khu vực biển giáp ranh xã Gia Luận, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng.

Trong Công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan tập trung tìm mọi biện pháp và huy động lực lượng, phương tiện khẩn trương tìm kiếm cứu nạn nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Tổ chức giải quyết tốt hậu quả, kịp thời thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình phi công và những người bị nạn. Điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có); rà soát, kiểm tra toàn bộ các quy trình trong công tác chỉ huy, điều hành bay, tổ chức rút kinh nghiệm, khắc phục ngay các hạn chế, bảo đảm tuyệt đối an toàn đối với các chuyến bay.


5 nạn nhân tử vong gồm Đại tá Chu Quang Minh (SN 1964, phi công), vợ chồng ông Hồ Tá Lực (SN 1964) và bà Nguyễn Thị Hội (SN 1963); em gái ông Lực là bà Hồ Thị Oanh (SN 1962) và bà Phạm Thị Bê (SN 1958, bạn ông Lực).

Cả 4 nạn nhân đều trú tại Đà Nẵng và đến Quảng Ninh du lịch ngắm cảnh vịnh Hạ Long từ trên cao.

Trưa 6/4, đã có 4 trên tổng số 5 nạn nhân được các lực lượng tìm kiếm cứu nạn tìm thấy.

Ngay trong sáng cùng ngày, tại Nhà tang lễ TP Hạ Long (Quảng Ninh), không khí tang thương bao trùm.

Đây là địa điểm đặt thi thể 3 nạn nhân vừa được đưa về. Đón nhận hung tin từ đêm hôm trước, những thân nhân của các nạn nhân đã có mặt từ sớm, đứng ngồi không yên, mắt hoe đỏ.

Anh Nguyễn Cao Cường, con rể ông Lực kể, đoàn gồm 7 người đều là người cùng gia đình và có mối quan hệ quen biết, đi từ Đà Nẵng ra Quảng Ninh du lịch.

Ngoài 4 nạn nhân, đoàn còn có vợ chồng anh Cường, cháu nhỏ con anh Cường.

Chiều 5/4, đoàn ra đến TP Hạ Long rồi đi thăm thú một số nơi. Đến chiều muộn, cả đoàn nảy ra ý định đi máy bay trực thăng thăm vịnh Hạ Long. Nhưng do con gái nhỏ, mới 13 tháng tuổi, lại bị sốt nên vợ chồng anh Cường ở lại, không đi cùng đoàn.

“Ban đầu, kế hoạch của đoàn không có tour đi máy bay trực thăng tham quan vịnh Hạ Long, nhưng do có người đề xuất nên tôi mới gọi dịch vụ và đặt vé.

Lúc mọi người lên máy bay, mẹ vợ tôi còn nói đùa: “Đời mình đi du lịch, đi máy bay nhiều rồi. Đi chuyến này là chuyến cuối nhé!”. Ai ngờ mẹ nói vậy lại thành lần cuối thật, anh Cường bật khóc.

Túc trực ở nhà tang lễ với đôi mắt hoe đỏ, anh Hồ Tá Tuấn (con trai ông Lực, nhà ở phường Hải Châu 2, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho biết, bố mẹ anh trước đây mở hiệu vàng, làm ăn cũng khá giả. Vài năm gần đây, bố mẹ anh giao lại việc kinh doanh cho con cái, rồi thỉnh thoảng đi du lịch. “Nào ngờ, đây lại là chuyến đi cuối cùng của bố mẹ”, anh Tuấn nghẹn lời.

Đứng kề cạnh anh họ, anh Huỳnh Quốc Phước, con của nạn nhân Phạm Thị Bê (nhà ở phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xót xa: “Mẹ em cả đời vất vả vì phải nuôi 4 con ăn học. Giờ thảnh thơi đi chơi được thì lại tử nạn…”.

Tạm dừng dịch vụ bay ngắm cảnh

Anh Nguyễn Cao Cường (ngoài cùng bên trái), con rể của vợ chồng ông Lực chia sẻ với PV Báo Giao thông sáng 6/4

Đến chiều tối 6/4, trên phố Tôn Đản, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng, rất đông người dân đã đến nhà ông Lực để chia buồn cùng gia đình.

Để hỗ trợ gia đình nạn nhân lo hậu sự, chính quyền quận Cẩm Lệ và phường Hòa An đã đến thăm hỏi, động viên người thân trong gia đình cũng như trao đổi với gia đình về thông tin cụ thể thời gian đưa thi thể về quê để có hướng hỗ trợ tốt nhất.

Ngồi bần thần trong nhà, bà Hồ Thị Phương (72 tuổi, chị ruột ông Lực) cho biết, chuyến du lịch của gia đình ông Lực đã được lên kế hoạch từ trước.

Con gái út ông Lực và chồng đặt tour du lịch nhằm mừng sinh nhật cha mình. Bản thân bà Phương cũng được các cháu mời đi nhưng do sức khỏe không tốt nên bà không tham gia.

Theo bà Phương, chiều 5/4, ông Lực gọi điện về báo đã đến điểm du lịch an toàn. Nhưng ngay trong đêm thì mất liên lạc. “Không ai nghĩ ngày sinh nhật của em trai lại là ngày cả gia đình tử nạn. Gia đình tôi bỗng chốc mất đi cả 3 người, đau đớn quá”, bà Phương nghẹn giọng.

Bà Nguyễn Thị Huệ, một người hàng xóm cho biết, vợ chồng ông Lực, bà Hội hiền lành, dễ mến. Dù sống cách nhau một lớp nhà và xa ngõ, song giữa bà với gia đình ông Lực khá gần gũi.

“Gia đình giàu có, con cái đuề huề nhưng vợ chồng anh chị ấy sống tình cảm, chân thành, có nghĩa có tình với bà con chòm xóm, ai cũng thương. Tôi nghe tin anh chị gặp nạn mà bủn rủn tay chân”, bà Huệ bùi ngùi.

Trong một diễn biến khác, theo nguồn tin riêng của Báo Giao thông, hộp đen của máy bay trực thăng rơi ở Quảng Ninh đã được tìm thấy và được bàn giao lại cho cơ quan chức năng để tiếp tục xử lý theo thẩm quyền.

Cục trưởng Cục Hàng không VN Đinh Việt Thắng cho biết, sau vụ tai nạn rơi trực thăng Bell-505 tại vịnh Hạ Long chiều 5/4, Tổng công ty Trực thăng VN đã thông báo dừng mọi hoạt động bay du lịch ngắm cảnh tại tất cả các địa điểm mà doanh nghiệp triển khai dịch vụ này.

Mức bồi thường 30 triệu USD?

Chia sẻ với PV Báo Giao thông sáng 6/4, anh Nguyễn Cao Cường, con rể ông Hồ Tá Lực cho biết, sau khi sự cố xảy ra, có người xưng đơn vị tổ chức dịch vụ bay đã liên lạc và cam kết là sẽ lo toàn bộ chi phí ăn, ở, đi lại cho thân nhân các nạn nhân từ Đà Nẵng vào Quảng Ninh và di chuyển thi thể về Đà Nẵng để làm hậu sự.

“Lúc mua vé máy bay và làm thủ tục, tôi không vào cùng, nên không nắm được là vé máy bay có bảo hiểm đối với hành khách hay không? Do hiện tại, gia đình đang bối rối, nên chưa hỏi rõ nội dung này”, anh Cường nói.

Theo số điện thoại liên hệ được anh Cường cung cấp, PV Báo Giao thông trao đổi với một nhân viên dịch vụ bán vé máy bay trực thăng tham quan vịnh Hạ Long của đơn vị có chiếc máy bay bị rơi chiều 5/4. Người này cho biết: Vé này là do đơn vị quản lý, khai thác bán và có bảo hiểm cho hành khách và cả máy bay.

Tuy nhiên, khi PV hỏi thêm là tiền bảo hiểm trên hành khách và bảo hiểm mua của hãng nào thì nhân viên trực tổng đài không trả lời.

“Hiện dịch vụ bay trực thăng của đơn vị đã tạm dừng. Bảo hiểm là 30 triệu USD/vụ cả máy bay, cả người”, nhân viên trực tổng đài trả lời như vậy rồi cúp máy.

Được biết, Công ty Trực thăng Miền Bắc là đơn vị cung cấp dịch vụ bay trực thăng du lịch trên vịnh Hạ Long. Giá dịch vụ cho bay du lịch bằng trực thăng dao động từ 2,2 – 6,16 triệu đồng/khách.

Công ty Trực thăng Miền Bắc là đơn vị cung cấp dịch vụ nhưng dịch vụ bay trực thăng du lịch vịnh Hạ Long được nhiều đơn vị lữ hành chào bán.

Theo lãnh đạo một doanh nghiệp bảo hiểm có chi nhánh tại tỉnh Quảng Ninh, thông thường, đơn vị lữ hành chào bán tour du lịch trực thăng ngắm vịnh Hạ Long đưa ra với mức cam kết bồi thường thiệt hại cho sự cố lên tới 30 triệu USD/sự vụ.

Tuy nhiên, thực tế việc bồi thường vụ tai nạn máy bay phải căn cứ trên hợp đồng bảo hiểm giữa hành khách và đơn vị bán vé. Việc bồi thường cho tai nạn sẽ phụ thuộc vào điều khoản tại hợp đồng đã ký.

Quang Minh

Khoảng 16h50 ngày 5/4, máy bay Bell-505, số hiệu VN-8650 của Công ty Trực thăng Miền Bắc thuộc Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18, Bộ Quốc phòng) do Đại tá Chu Quang Minh điều khiển xuất phát từ Tuần Châu, chở theo vợ chồng ông Hồ Tá Lực cùng 2 người khác du lịch ngắm cảnh vịnh Hạ Long từ trên cao.

Tuy nhiên, chiếc trực thăng đã mất liên lạc lúc 17h15 cùng ngày, sau đó gặp nạn tại khu vực Hòn Dép (giáp ranh Hải Phòng và Quảng Ninh).

Ngay trong tối 5/4, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu đã có mặt tại Hải Phòng để chỉ đạo công tác cứu nạn vụ máy bay rơi.

Từ tối 5/4 đến tối 6/4, lực lượng chức năng đã huy động hàng chục phương tiện, thiết bị hiện đại cùng hàng trăm người nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân.



[ad_2]
Theo ATGT.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *