Doanh nghiệp đua lắp camera cho xe kinh doanh vận tải trước giờ G

  • Blog
  • Doanh nghiệp đua lắp camera cho xe kinh doanh vận tải trước giờ G
Doanh nghiệp đua lắp camera cho xe kinh doanh vận tải trước giờ G

[ad_1]

Sau ngày 1/1/2022, lực lượng chức năng sẽ tiến hành xử phạt vi phạm xe không lắp camera GSHT như các lỗi vi phạm thông thường khác được quy định tại Nghị định 100/2019. Tuy nhiên, đến nay qua số liệu từ các địa phương vẫn đang còn nhiều phương tiện chưa lắp đặt camera theo đúng quy định.

Doanh nghiệp đua lắp camera cho xe kinh doanh vận tải trước giờ G 1

Tính đến thời điểm hiện tại nhiều địa phương đang đốc thúc các đơn vị kinh doanh vận tải lắp đặt camera GSHT.

Tỷ lệ lắp camera GSHT ở các địa phương gần đạt 100%

Ngày 29/12, trao đổi với Báo Giao thông, ông Lê Đình Sơn – Giám đốc Công ty Toàn cầu (đơn vị chuyên cung cấp thiết bị GSHT) cho biết: Những ngày này lượng xe lắp thiết bị GSHT tăng chóng mặt. Nếu như những ngày đầu tháng 12, mỗi ngày đơn vị chỉ lắp cho khoảng 50 bộ/xe/ngày. Nay tăng gấp 4 – 5 lần.

Để kịp lắp cho khách hàng Công ty phải thuê thợ ngoài, nên chi phí tăng thêm 200.000 – 300.000 nghìn đồng/bộ thiết bị. “Nếu thời trước, các mốc GSHT thì thông thường khách hàng chịu chi phí phát sinh này, nhưng hiện tại công ty vẫn đang chịu để chia sẻ khó khăn dịch bệnh. Nếu khách hàng lắp trước thì cả 2 bên đều đỡ cập rập, vất vả”, ông Sơn than thở.

Trong khi đó, theo ghi nhận của PV tại các trung tâm đăng kiểm, những ngày này do dịch và ùn tắc hàng hoá ở cửa khẩu nên lượng xe tới kiểm định ít hơn. Ông Phạm Tuấn Anh – Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Hà Tĩnh cho biết: Qua theo dõi, hầu hết các xe khi vào đăng kiểm đều đã lắp đặt camera giám sát hành trình theo quy định mới”.

Là một doanh nghiệp có lượng xe đầu kéo nhiều nhất khu vực Bắc Miền Trung, ông Nguyễn Đức Danh – Giám đốc Công ty TNHH Trường An (Thúy Danh) cho hay: Chúng tôi có khoảng 80 xe đầu kéo. Từ cách đây 1 tháng, tôi đã cho lắp toàn bộ để phục vụ công tác quản lý. Quy định mới này phải nói là rất tốt và giúp ích nhiều cho doanh nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tổng cộng số lượng xe thuộc diện phải lắp camera hành trình theo quy định là 3.470 phương tiện. Trong đó 1.428 phương tiện thuộc diện phải lắp camera nhưng không hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tính đến giữa tháng 12/2021, tại Nghệ An đã có 1.807/2.042 phương tiện hoạt động thuộc diện phải lắp camera hành trình, đạt 88,5%.

Theo thống kê từ Sở GTVT Hà Tĩnh, toàn tỉnh có 1.390 ô tô vận tải (203 xe khách tuyến cố định, 101 xe hợp đồng, 125 xe buýt, 65 xe chở container và 896 xe đầu kéo) của 96 đơn vị kinh doanh vận tải (42 đơn vị kinh doanh vận tải khách, 54 đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa) phải lắp đặt camera hành trình.

Tuy nhiên, theo khảo sát thì hiện nay có 396/1.390 phương tiện (90 xe khách tuyến cố định, 41 xe hợp đồng, 78 xe buýt, 12 container và 175 xe đầu kéo) không hoạt động do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Trong số còn lại, tính đến nay đã có 919/994 phương tiện kinh doanh vận tải (90 xe khách tuyến cố định, 60 xe hợp đồng, 30 xe buýt, 50 xe container và 689 xe đầu kéo) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành việc lắp camera giám sát theo quy định, đạt tỷ lệ 92,5%.

Theo đại diện Sở GTVT Hà Tĩnh cho biết: Hiện Sở đang đôn đốc, tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện lắp camera giám sát theo đúng thời hạn quy định.

Ở Thanh Hóa, thông tin từ Phòng QLVT, Sở GTVT Thanh Hóa cho biết, trên địa bàn toàn tỉnh có 1.003 đơn vị kinh doanh vận tải với số lượng xe phải lắp camera GSHT là 3.011 xe. Cách đây hơn 1 tuần thì số xe đã lắp là 894 còn lại 2.117 phương tiện chưa lắp camera theo quy định. Tỷ lệ các doanh nghiệp lắp đặt camera GSHT mới đạt được 45%.

Ông Vũ Minh Thuận – Trưởng phòng QLVT Sở GTVT Thanh Hóa, cho biết: Những ngày gần đây, các doanh nghiệp vận tải đang rốt ráo tập trung lắp đặt camera nhiều. Hiện số liệu thống kê đang được cập nhật và sẽ có báo cáo cụ thể về Tổng cục ĐBVN.

Cũng theo ông Thuận, trong thời gian tới, Sở GTVT Thanh Hoá tiếp tục chỉ đạo, tuyên truyền, yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện việc lắp đặt camera trên phương tiện đối với những đơn vị chưa thực hiện lắp đặt camera theo quy định.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Hoàng Quốc Tuấn – Trưởng phòng QLVT PT và NL (Sở GTVT Ninh Bình) cho biết, trên địa bàn có 2.286 phương tiện thuộc diện phải lắp đặt camera GSHT. Đến nay, số lượng xe tải đã lắp đặt đạt trên 90%, xe ô tô khách khoảng 50% vì do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên xe khách hầu như không hoạt động.

Tại Bắc Giang, các đơn vị vận tải đã lắp khoảng 800/3.120 phương tiện phải thực hiện. Hiện các đơn vị vẫn đang tiếp tục triển khai lắp đặt. Theo ghi nhận, số lượng xe đã lắp đặt chiếm 50% số lượng xe đang hoạt động. Hiện nay, các cơ sở lắp đặt camera đang thiếu nguồn cung làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện trên địa bàn.

Yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Trước đó, tại văn bản số 9257/VPCP-CN ngày 20/12/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Công an, Bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp chuyển sang sử dụng dịch vụ thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (thay cho phương thức thu phí thủ công, dùng tiền mặt); khẩn trương thực hiện nghiêm quy định lắp đặt camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải (theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 1/7/2021) và chuyển đổi biển kiểm soát xe ô tô kinh doanh vận tải sang nền màu vàng theo đúng quy định của Bộ Công an.

Trong đó, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng CSGT, Bộ GTVT chỉ đạo lực lượng TTGT theo chức năng nhiệm vụ được giao, đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với xe ô tô tham gia hoạt động kinh doanh vận tải nhưng không chấp hành quy định về lắp đặt camera, không thực hiện đúng quy định về chuyển đổi biển kiểm soát xe ô tô kinh doanh vận tải sang nền màu vàng, các phương tiện không đủ điều kiện đi vào cửa thu phí điện tử không dừng gây mất an ninh trật tự và ùn tắc giao thông.

Liên quan đến vấn đề này, các địa phương cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo TTGT, CSGT phối hợp với các lực lượng chức năng, đơn vị quản lý bến xe, các điểm bốc xếp hàng hoá kiểm tra các phương tiện trước khi xuất bến, khi bốc xếp hàng hoá tại các điểm bốc xếp hàng hoá, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm không lắp đặt camera trên phương tiện theo quy định.

Ngoài ra, lực lượng TTGT phối hợp với các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ trên địa bàn để có phương án, giải pháp hỗ trợ các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới khi xảy ra ùn tắc giao thông cục bộ hoặc xảy ra vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm định xe cơ giới kinh doanh vận tải thuộc đối tượng lắp camera theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.

Thượng tá Phan Hồng Thái – Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Theo quan điểm của Cục CSGT thì thời gian tới lực lượng sẽ tuyên truyền, nhắc nhở các lái xe chưa lắp camera hành trình theo Nghị định 10 khẩn trương lắp đặt theo đúng quy định.

“Dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho các doanh nghiệp vận tải gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, trước mắt trong quá trình tuần tra, kiểm soát, Phòng CSGT Hà Tĩnh tuyên truyền và nhắc nhở các chủ phương tiện, lái xe khẩn trương lắp đặt camera hành trình. Sau một thời gian nhất định, nếu phương tiện nào vẫn cố tình không lắp đặt thì sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, Thượng tá Thái nói.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Sỹ Thắng – Chánh thanh tra Sở GTVT Nghệ An cho biết: Trước những khó khăn của doanh nghiệp, Chính phủ đã đồng ý lùi thời gian xử phạt các phương tiện kinh doanh vận tải không lắp camera hành trình theo quy định từ 31/6/2021 đến hết ngày 31/12/2021 để các doanh nghiệp, chủ xe có thêm thời gian chuẩn bị. Vì vậy, sau ngày 31/12/2021, phương tiện nào không lắp đặt theo quy định, bị lực lượng TTGT phát hiện sẽ xử phạt theo quy định.



[ad_2]
Theo ATGT.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *