Các ứng dụng của hệ thống giao thông thông minh

  • Blog
  • Các ứng dụng của hệ thống giao thông thông minh
Các ứng dụng của hệ thống giao thông thông minh

Hệ thống thông báo xe khẩn cấp eCall:

Các thông báo được gửi đi bằng tay hoặc tự động thông qua sự kích hoạt các cảm biến trong xe khi một tai nạn xảy ra. Khi được kích hoạt, các thiết bị eCall trong xe sẽ thiết lập một cuộc gọi khẩn cấp mang cả thoại và dữ liệu trực tiếp đến các điểm cấp cứu gần nhất. Các cuộc gọi thoại cho phép người điều khiển xe có thể giao tiếp với các nhà điều hành eCall. Đồng thời, một gói dữ liệu sẽ được gửi đến các nhà điều hành eCall nhận các cuộc gọi thoại.

eCall trong giao thông thông minh
Ảnh hệ thống eCall trong giao thông thông minh

Các thiết lập tối thiểu của dữ liệu chứa thông tin về vụ tai nạn, bao gồm thời gian, địa điểm chính xác, hướng chiếc xe bị tai nạn, và biển số nhận dạng xe. Tại Châu Âu tất cả các xe đều phải có hệ thông eCall trên xe. Tùy thuộc vào nhà sản xuất của hệ thống eCall, nó có thể là điện thoại di động(kết nối Bluetooth với một thiết bị chuyên dụng khác trong xe), một thiết bị eCall tích hợp, hoặc một chức năng của một hệ thống lớn hơn như định hướng, thiết bị bưu chính viễn thông, hoặc thiết bị thu phí. eCall dự kiến sẽ được cung cấp sớm nhất vào cuối năm 2010, trong khi chờ tiêu chuẩn hóa bởi Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu và cam kết từ các nước thành viên EU lớn như Pháp và Anh

Các dự án EC tài trợ SafeTRIP đang phát triển một hệ thống giao thông thông minh mở ra sẽ cải thiện an toàn đường bộ và cung cấp thông tin liên lạc lại thông qua việc sử dụng các thông tin vệ tinh S-band. nền tảng như vậy sẽ cho phép các dịch vụ gọi khẩn cấp trở lên nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Tự động phát hiện phương tiện vi phạm:

Hệ thống tự động phát hiện xe quá tốc độ bao gồm một máy ảnh và một thiết bị giám giát xe, được sử dụng để phát hiện và xác định các phương tiện các phương tiện đi quá tốc độ. Giấy vi phạm sẽ được gửi thông qua đường bưu điện. Ứng dụng bao gồm:

  • Máy ảnh tốc độ mà xác định xe đi vượt quá giới hạn tốc độ. Nhiều thiết bị như vậy sử dụng radar để phát hiện tốc độ của một chiếc xe hoặc thông qua cảm biến chôn bên dưới mỗi làn đường.
  • Các camera đèn đỏ được gắn bên cạnh đèn báo giao thông để để phát hiện các phương tiện vượt đèn đỏ.
  • Camera làn xe Bus để nhận dạng các xe khác ở làn đường dành cho xe Bus. Trong một số khu vực pháp lý, làn đường xe Bus cũng có thể được sử dụng cho xe taxi hoặc một số loại xe khác.
  • Ngoài ra còn có rất nhiều các ứng dụng khác.

Biển giới hạn tốc độ tự động thay đổi

Gần đây một số quốc gia đã bắt đầu thử nghiệm với biển giới hạn tốc độ tự động biến đổi được đặt tại các biểm thường xuyên xảy ra ùn tắc. Các biển giới hạn tốc độ sẽ tự động điều chỉnh tốc độ phù hợp với tình trạng giao thông thời điểm đó. Kết quả bước đầu cho thấy tiết kiệm được thời gian di chuyển, giao thông thông thoáng hơn, và giảm một số vụ tai nạn.

Hệ thống tránh va chạm:
Nhật Bản đã lắp đặt các cảm biến trên đường cao tốc của nó để thông báo cho người lái xe một chiếc xe đang dừng phía trước.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *